ăn phòng công ty Hermes Communications nằm trên lầu một ngôi biệt
thự xinh xắn, toạ lạc trong con hẻm tĩnh lặng đường Trần Quốc Thảo.
Ngôi biệt thự kiểu Pháp, mái ngói, một lầu, có máng xối hứng nước
mưa, các cửa sổ cao và hẹp, nằm nép mình dưới tán lá sum suê của
mấy cây xa kê và vú sữa cổ thụ. Có hai công ty cùng đặt văn phòng ở
đây, tầng trệt là công ty ASC chuyên về giao nhận, còn Hermes nằm
trên lầu.
Là công ty chuyên về quảng cáo và PR, Hermes không có nhu cầu đặt
văn phòng ở mặt tiền đường, chỉ tổ ồn ào, bụi bậm. Có một thời gian
công ty đặt tại cao ốc Saigon Center để tạo hình ảnh chuyên nghiệp
trong mắt khách hàng. Nhưng cái màu xám xịt của toà nhà, cộng với
lối bài trí văn phòng điển hình với các vách ngăn đơn điệu, vô cảm,
với trần nhà thâm thấp, ánh đèn neon lạnh lẽo có ảnh hưởng tiêu cực
thế nào đó đến nhân viên và lãnh đạo công ty, khiến họ làm việc
ngày một kém đi. Hoạt động của họ đòi hỏi phải luôn luôn sáng tạo,
nhưng cái không khí văn phòng ở đây cứ khiến con người ta mệt mỏi,
trì trệ, không còn muốn sáng tạo sáng tiếc gì nữa. Mất bao công sức
tìm kiếm, cuối cùng công ty mới tìm ra chỗ này để chuyển về.
Từ lúc về đây, công việc có vẻ tiến triển hẳn. Có lẽ cái vẻ cổ
kính, yên ả của ngôi biệt thự đã hoá giải phần lớn những cơn stress
vốn thường thấy ở các nhân viên văn phòng, đặc biệt là công ty
quảng cáo luôn phải chịu đựng mọi loại áp lực, khiến họ làm việc
hiệu quả hơn thì phải. Công ty có thêm một loạt khách hàng mới, và
các hợp đồng cứ nối nhau kéo đến, phải căng người ra mới xuể. Bộ
máy công ty phát triển nhanh chóng, từ hơn mười người ban đầu nay
đã gần ba chục.
Thế nhưng chẳng cái gì tốt đẹp kéo dài được mãi. Có vẻ như ai cũng
tưởng quảng cáo, tổ chức sự kiện hay PR là món dễ xơi, nên các công
ty kiểu này đua nhau mọc lên như nấm. Đám diễn viên, người mẫu cứ
tưởng cái đầu rỗng tuếch của mình cũng có thể làm ra tiền như cái
mông cặp vú của các ả, ti toe nhảy ra làm quảng cáo, tổ chức sự
kiện. Các nhà báo bí mật mở công ty PR, âm mưu lợi dụng mối quen
biết trong giới báo chí và quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp,
chính quyền. Sự xuất hiện các công ty kiểu này khiến những công ty
như Hermes liêu xiêu, vì các khách hàng cũ tuy chưa tin tưởng lắm
vào các công ty mới kia, nhưng vẫn muốn thử xem sao. Đồng thời họ
viện đến các công ty đó để mặc cả, ép giá dịch vụ của các công ty
cũ. Các công ty mới ra tìm mọi cách giành khách hàng, chào giá thấp
không tưởng, và chắc hẳn còn kèm thêm khoản kick back, nên dù kinh
nghiệm chưa thể so với các công ty lâu năm nhưng vẫn giành được một
lượng khách hàng đáng kể, đặc biệt trong những vụ không đòi hỏi
tính chuyên nghiệp cao lắm. Mà ở Việt Nam hiện giờ thì chính những
vụ kiểu này lại chiếm phần lớn.
Mấy tháng nay, số hợp đồng mới của Hermes sút giảm nghiêm trọng.
Chỉ còn trông chờ vào số hợp đồng retainer ký với mấy công ty tương
đối lớn, tuy nhiên không chắc sang năm họ có tiếp tục hợp đồng hay
không. Nguồn thu giảm, trong khi chi phí chẳng hề giảm cho. Riêng
tiền thuê nhà và quỹ lương (Hermes trả lương khá cao, tiếp tân đã 3
triệu, nhân viên nghiệp vụ 5 – 7 triệu, còn những người chủ chốt
như copywriter, event manager, media manager hơn chục triệu, nhờ đó
mới giữ được nhân viên trước sự dụ dỗ của các công ty khác) mỗi
tháng đã lên tới gần hai trăm triệu. Nếu tình hình tiếp diễn thêm
vài tháng nữa, công ty buộc phải cắt giảm biên chế, một việc mà
lãnh đạo công ty rất không muốn.
Đúng lúc nước sôi lửa bỏng đó, công ty tìm được một khách hàng mới.
Đó là một công ty lớn của Mỹ chuyên về bảo hiểm nhân thọ. Công ty
này nhảy vào thị trường Việt Nam hơi chậm chân so với mấy công ty
bảo hiểm nhân thọ quốc tế thuộc hàng đại gia khác, nhưng với vẻ tự
tin, ngạo mạn kiểu Hoa Kỳ họ tin là sẽ đáng bật các đối thủ kia dù
đến sau. Hành động rất bài bản đúng kiểu Mỹ, họ vạch một chương
trình quảng bá quy mô, bao gồm cả quảng cáo lẫn PR, với ngân sách
cho riêng năm đầu tiên đã cả triệu đôla. Hermes tham gia đấu thầu
cả hai, trong khi các công ty khác chỉ tham gia một mảng, hoặc
quảng cáo hoặc PR. Công ty lên concept, lập kế hoạch tổ chức một
loạt sự kiện liên hoàn trong suốt năm, với việc tung thông tin về
khách hàng lên các tờ báo, đài truyền hình trung ương cũng như địa
phương. Toàn công ty tập trung hết tinh thần, sức lực cho cuộc đua
này, như thể đây là trận đánh quyết định. Mà đúng là quyết định
thật, vì nếu thắng trận này, họ sẽ có một khách hàng cực lớn, với
ngân sách khổng lồ cho mấy năm liền - Mỹ mà, chi tiền đâu có tiếc
tay, miễn là được việc! Chưa kể, nếu thành công, uy tín công ty sẽ
tăng vọt, và hy vọng giành lại được các khách hàng cũ cũng như mới
là rất khả quan.
Chưa bao giờ công ty lên được một cái proposal xuất sắc như thế,
ban giám đốc công ty kia ngồi nghe presentation mà như xem phim
Hollywood, chỉ thiếu điều vỗ tay ầm ầm khi kết thúc. Tuy thế, phải
đến hai ngày sau, khi mà toàn công ty đang căng thẳng tột độ vì chờ
đợi, một cú điện thoại của giám đốc phát triển thị trường công ty
kia mới tới, thông báo họ đã chấp nhận Hermes là agency của họ. Cả
công ty mừng tưởng phát điên, mấy cô bé choai choai mặc quần trễ,
áo hai giây hở ngực hở rốn trông cứ như Britney Spears, nhảy lên
bàn tuyên bố xong xuôi vụ này thì cứ gọi là chúng em đây, mời các
anh xơi một chầu miễn phí!
Mọi việc cứ thể tiến triển như vũ bão. Công ty chỉ để lại một bộ
phận nhỏ tiếp tục các hợp đồng cũ, còn lại tập trung hết cho khách
hàng mới. Thông cáo báo chí được soạn thảo công phu tung đi khắp
nơi. Các địa điểm tổ chức các sự kiện đã được đặt trước, giấy mời
đã in và gửi đến tất cả những nơi cần thiết, hợp đồng với các công
ty phụ trợ như cung cấp các cô gái đẹp như mộng để trang trí cho
các buổi lễ, rồi thì ban nhạc, ca sĩ, vũ công, ánh sáng, bày biện
tiệc tùng v.v… đều đã được ký kết đâu vào đấy. Chỉ chờ có được giấy
phép tổ chức buổi họp báo ra mắt công ty nữa là toàn bộ chương
trình sẽ khởi động. Việc xin giấy phép chẳng có gì khó khăn, vì
công ty đã tổ chức không biết bao nhiêu cuộc họp báo cho khách hàng
của mình rồi. Công ty vốn có quan hệ khá tốt với một cán bộ ở phòng
cấp phép họp báo và quảng cáo của Sở văn hóa – thông tin, người
trực tiếp thụ lý các đơn xin phép rồi trình trưởng phòng ký. Chẳng
phải công ty có gì đáng yêu, mà là mỗi lần giao giấy phép, tay cán
bộ đó lại nhận được một bao thư khá dày, và việc chia chác với ông
trưởng phòng thì chỉ có hai người biết với nhau.
Thì bỗng dưng sáng nay công ty nhận được một tin sét đánh: Sở văn
hoá – thông tin không cấp giấy phép họp báo cho họ. Thế là thế đéo
nào, giám đốc nhảy dựng lên khi nghe báo cáo. Tại sao lại không cấp
phép? Nhân viên phụ trách việc này trình bày: anh Trường (tên anh
chàng cán bộ phòng cấp phép) chỉ nói, họ có chỉ thị gì đó là tạm
ngưng cấp phép họp báo trong hai tuần trước và sau dịp kỷ niệm mấy
ngày lễ lớn, mọi cuộc họp báo đều phải hoãn lại chứ không riêng gì
mình.
Giám đốc toát hết mồ hôi, không muốn tin đó là sự thực. Tại sao họ
không thông báo sớm hơn, mà lại quyết định đột ngột như thế thì có
bằng đá vào dái người ta không! Mọi thứ đã lên kế hoạch, đã chuẩn
bị đâu vào đấy, nếu buổi họp báo không tiến hành được thì mọi
chương trình khác cũng bị huỷ bỏ. Chưa kể, bên khách hàng mới thông
báo trong buổi họp báo ra mắt này sẽ có phó chủ tịch tập đoàn và
giám đốc khu vực bay sang tham dự, họ hỏi đi hỏi lại xem mọi việc
đã được chuẩn bị đến từng chân tơ kẽ tóc chưa, công ty trả lời là
họ cứ yên tâm, nếu mọi việc không diễn ra một cách perfect thì cứ
chặt đầu giám đốc chúng tôi đi. Họ nói không cần đầu lẫn đít giám
đốc Hermes hay bất kỳ ai trong công ty, mà chỉ cần một khoản tiền
phạt 30 ngàn đô, còn hợp đồng sẽ bị huỷ tức thì, và sau này đừng có
mà vác mặt đến tìm họ.
Giám đốc vồ lấy điện thoại gọi cho phó giám đốc: “Mai Vy à, tình
hình nguy quá, em về ngay bàn chuyện gấp”, rồi quăng điện thoại
xuống bàn, ngồi thần người, không nghĩ nổi ra bất cứ kế sách gì. Bộ
mặt đau khổ thường trực của Lê Huy Ngọ hồi bị ép viết đơn từ chức
bộ trưởng chắc cũng không thể tăm tối hơn giám đốc Hermes bây
giờ.
Mười phút sau có tiếng gõ cửa, một cô gái hiện ra. Đó là Mai Vy,
phó giám đốc. Còn trẻ, nhưng cô thực sự là cánh tay phải của giám
đốc. Trước kia, Mai Vy làm cho một công ty khác cũng trong lĩnh vực
quảng cáo, với cương vị trưởng phòng PR. Nhưng vì có bất đồng gì đó
với giám đốc - một nữ quái nhân ngoài 40 tuổi, sắc sảo quá mức cần
thiết, nhan sắc không đến nỗi tệ nhờ những thành tựu mới nhất của
khoa giải phẫu thẩm mỹ, nói theo kiểu Cổ Long (đại tác gia truyện
kiếm hiệp của Đài Loan) thì thoạt nhìn từ xa ta muốn lấy ngay làm
vợ, nhưng nhìn gần thì lại muốn kết sui gia, Mai Vy nghỉ việc và
giám đốc Hermes lập tức săn đón mời bằng được cô về công ty mình.
Anh đã không chọn lầm người. Thoạt tiên cô giữ chức trưởng phòng
PR, nhưng chỉ một thời gian sau anh đã đề nghị cô làm phó cho anh.
Mai Vy có khả năng bao quát công việc một cách đáng kinh ngạc,
không việc gì cô không nắm được và luôn luôn có cách xử lý tình
huống hết sức nhanh. Thời gian đầu cô còn tự tay viết các thông cáo
báo chí, và các bản thông cáo đó, thường là rất buồn tẻ, qua tay
Mai Vy đã thành những tác phẩm báo chí thực sự, mặc dù cô không học
qua ngành báo chí một ngày nào. Nhưng công việc đó chiếm mất nhiều
thời gian một cách không đáng, trong khi lẽ ra cô có thể tập trung
trí óc cho việc lên concept, lập kế hoạch là những việc đòi hỏi tài
năng ở mức độ cao hơn. Cô đã tuyển được một cô bé mới tốt nghiệp
khoa báo chí, rất thông minh, tiếng Anh khá thành thạo so với trình
độ của một sinh viên mới tốt nghiệp, và giao việc soạn thông cáo
báo chí cho cô bé này kèm thêm các việc lặt vặt khác nữa, để tập
trung vào các việc lớn.
Đó là về khả năng, còn về ngoại hình thì nhiều người cứ khăng khăng
cho rằng giám đốc Hermes mời cô về làm chính là vì ngoại hình của
cô. Khuôn mặt cô khiến người ta nhớ tới Sophie Marceau, nữ diễn
viên xinh đẹp bậc nhất của Pháp. Cũng đôi mắt trong veo, cái mũi
thanh tú, cặp môi nũng nịu gợi cảm và chiếc cằm xinh xắn hơi chẻ.
Cao 1m65, còn thiếu nửa tấc nữa mới có thể đi thi hoa hậu, nhưng đó
lại chính là chiều cao lý tưởng của người phụ nữ Việt Nam. Thực ra,
nếu chặt bớt cái đầu rỗng tuếch thì các ả người mẫu hay đám con gái
cao kều tí tởn đi thi hoa hậu kia còn kém cô cả tấc. Mái tóc cô
chẳng hấp dầu hấp diếc gì mà vẫn cứ óng ả, buông ngang lưng đầy nữ
tính. Cô ăn mặc thật giản dị, thường là một chiếc sơ mi trắng may
khít người tôn bộ ngực vun cao và chiếc eo lưng nuột nà với quần
gin bó lấy cặp mông tròn và đôi chân thon dài, hay một chiếc váy
bằng vải mềm, dài quá đầu gối một chút. Đôi lúc cô cũng mặc váy
ngắn, để lộ cặp chân tuyệt mỹ. Mặc dù lương rất cao, nhưng trang
phục của cô còn lâu mới sánh được với các cô bé cùng công ty. Thế
nhưng chính sự giản dị đó lại càng khiến cô trông hấp dẫn hơn. Và
điều khiến cô càng đáng yêu hơn chính là cô không bao giờ tỏ ra
biết mình xinh đẹp.
Nếu nói rằng chàng giám đốc không rung động trước vẻ đẹp của cô thì
đúng là nói láo, nhiều đêm nằm với vợ anh cứ phải cố tưởng tượng là
đang “làm việc đó” với nữ phó giám đốc của mình thì mới hoàn thành
được trách nhiệm nặng nề của người chồng. Tuy thế, vẻ đoan trang
hết sức tự nhiên của Mai Vy khiến giám đốc dù rất thích cô nhưng
chưa bao giờ dám làm điều gì quá trớn, anh hiểu là mọi hành đồng
sàm sỡ có thể khiến anh mất ngay một cộng sự đáng giá. Thôi, đành
nuốt nước bọt nhịn thèm mà đi kiếm mấy em người mẫu ngu ngốc hám
tiền kia giải khuây vậy.
Công ty hoạt động tốt một phần cũng nhờ các mối quan hệ của Mai Vy,
trong đó có quan hệ với phòng cấp phép Sở văn hoá – thông tin. Anh
chàng cán bộ Trường kia mê Mai Vy lắm, nhưng cũng không làm được
gì, mọi lời mời đi ăn tối đều bị cô từ chối khéo léo là còn phải về
nấu cơm cho chồng (cô có chồng đã hơn ba năm, nhưng vẻ trẻ trung
tươi tắn như thiếu nữ của cô khiến nhiều người mới gặp lầm
tưởng).
Mai Vy hỏi:
- Có chuyện gì thế anh?
- Bọn nó không chịu cấp phép họp báo cho mình mới chết chứ!
- Không cấp phép – Mai Vy choáng cả người, hốt hoảng thốt lên - vừa
hôm kia lão Trường còn nói là đã chuẩn bị xong giấy phép, chỉ chờ
ông Sang trưởng phòng đi Hà Nội về là đưa ký mà, sao bây giờ lại
thế. Để em gọi điện hỏi lại xem sao…
Cô rút điện thoại, bấm số của Trường. Phải đến mấy hồi chuông bên
kia mới bắt máy, chứ như mọi khi thấy số máy của cô là anh ta trả
lời tức thì. Chắc anh chàng thấy khó ăn khó nói khi việc không suôn
sẻ. Mai Vy hỏi tình hình sao lại thay đổi nhanh thế, Trường giải
thích là ông Sa mới đi Hà Nội về và nhận được chỉ thị tạm ngưng cấp
phép mọi cuộc họp báo trong hai tuần, chỉ cấp cho những trường hợp
hết sức đặc biệt. Cuộc họp báo của cô không thuộc diện đặc biệt nên
không được cấp giấy phép, anh ta cũng chẳng biết làm sao, từ sáng
đến giờ anh ta đến khổ với các nơi.
- Không còn cách nào thật hả anh, thế thì bằng giết bọn em rồi –
Mai Vy nói như khóc – anh xem có cách nào không đi, giúp tụi em
với, nói ông Sa giúp tụi em lần này đi, hết bao nhiêu cũng được
mà…
- Anh cũng muốn giúp bọn em lắm, nhưng lần này thực sự là căng quá,
chứ có phải chuyện tiền nong gì đâu. Hay là thế này, em đến đây anh
đưa vào gặp ông Sa, em thử nài nỉ xem sao.
Mai Vy suy nghĩ hai giây, rồi quyết định rất nhanh: Được, em đến
ngay bây giờ, anh chờ em nhé.
… Phòng của Trường nằm ở lầu một, kê một loạt bàn chất đầy các loại
giấy tờ. Có đến năm, sáu người cùng ngồi phòng này. Thấy Mai Vy
vào, tất cả cùng ngước lên nhìn, đám đàn ông sáng mắt, còn mấy cô
gái và phụ nữ luống tuổi thì ghen tỵ thấy rõ. Mai Vy nhẹ nhàng chào
hỏi cả phòng, rồi đến bên bàn Trường. Họ trao đổi một hai câu, sau
đó Trường đứng lên đi ra, Mai Vy theo sau. Tiễn cô là mấy cái nguýt
của đám phụ nữ và tiếng nuốt nước bọt của cánh đàn ông. Họ tới
phòng ông Sa ở cuối hành lang.
Ông Sa đang ngồi sau bàn, lè lưỡi bặm môi hý hoáy viết cái gì đó.
Lưỡi vàng, môi thâm, trông đến tởm. Trường giới thiệu:
- Anh Sa à, đây là cô Mai Vy bên công ty Hermes, có việc muốn nhờ
anh…
Trường kéo ghế mời Mai Vy ngồi, rồi xin rút lui vì còn bận việc.
Chỉ còn hai người, Mai Vy năn nỉ ông Sa giúp, vì nếu hoãn vụ họp
báo này thì công ty cô sẽ thiệt hại vô cùng lớn, và mất uy tín nữa.
Anh giúp bọn em, bọn em sẽ rất biết ơn anh.
Ông Sa chẳng xa lạ gì cái tên Hermes, vì mỗi lần ông ký giấy phép
xong Trường đều chia lại hai phần tiền “cảm ơn” của Hermes gửi, chỉ
giữ lại một phần cho mình, luật ở đây nó thế. Tuy nhiên ông chưa
gặp cô gái này bao giờ. Cô bé xinh quá, không biết thằng Trường đã
chấm mút được gì chưa?
Ông Sa suy nghĩ hồi lâu, nhưng thấy khó quá. Trên đã có chỉ thị rất
nghiêm, làm sai chết liền chứ chơi đâu. Ông bèn bảo:
- Khó lắm cô ạ, gì chứ bên chỗ cô với tụi tôi thì thân quen quá còn
gì, tôi muốn giúp lắm chứ. Kẹt cái, mấy ông ngoài kia đã chỉ thị
thế, tôi biết làm thế nào. Thôi thế này, cô cứ về đi, để tôi suy
nghĩ xem có cách nào giúp các cô được không…
- Anh cố giúp tụi em với, tụi em sẽ không quên đâu, có gì anh nói
anh Trường điện cho em nhé.
Vậy là công việc vẫn chưa ra đâu vào đâu. Mai Vy về công ty, nói
lại mọi chuyện cho giám đốc. Bây giờ phải chờ thôi, đồng thời sẽ
nghĩ xem có cách nào không.
Mọi việc trong công ty như ngưng hết cả lại. Mỗi lần có điện thoại
Mai Vy lại giật thót người, hy vọng đấy rồi lại thất vọng ngay vì
không phải điện thoại của Trường. Cô cũng không dám gọi cho anh ta,
vì biết rằng nếu có tìn gì tốt hẳn anh ta sẽ vội gọi cho cô ngay.
Đến tận cuối giờ chiều, khi đã hoàn toàn tuyệt vọng, thì Trường gọi
tới.
- Sao rồi anh, tình hình thế nào? – Mai Vy cuống quýt.
- Thế này này, anh mới gặp ông Sa, ông ấy nói có lẽ sẽ giải quyết
được cho bọn em, nhưng ông ấy bảo việc này cần hết sức thận trọng,
ông ấy muốn gặp em tối nay để trao đổi tí việc, chủ yếu là hướng
dẫn bọn em phải làm gì cho kín kẽ ấy mà. Em đi ăn tối với bọn anh
nhé, chỉ có anh với ông Sa thôi.
Lần này thì Mai Vy không thể từ chối được rồi. Cô nhận lời, hỏi địa
chỉ, người như nhẹ hẳn đi. Giám đốc nghe cô báo tin, nhảy khỏi ghế
định ôm lấy cô hôn, nhưng kịp kìm lại. Anh nói:
- Em qua thủ quỹ lấy hai ngàn đô mang đi, có gì đưa luôn cho ông
Sa, đồng tiền đi trước mà, để ép ông ấy giúp mình bằng được.
Hai ngàn đô, nhiều gấp chục lần mọi khi, nhưng cũng đáng.
… Sáu giờ rưỡi, Mai Vy gọi điện báo cho chồng là mình bận việc
không về ăn cơm tối, rồi khoá cửa phòng làm việc, lấy xe máy đi về
hướng nhà hàng mà Trường hẹn.
Nhà hàng đó nằm trên đường Lý Tự Trọng, đối diện với công viên nhỏ,
bài trí rất thanh nhã. Góc bên trái kê chiếc piano, một cô gái trẻ
đang chơi bản Danube xanh. Mai Vy nhìn quanh, không thấy Trường và
ông Sa đâu cả. Người phục vụ hỏi cô kiếm ai, cô nói tên hai người.
À, thế thì các anh ấy ở dưới này cơ, anh chàng phục vụ nói rồi đưa
Mai Vy xuống tầng hầm theo một cầu thang uốn lượn nằm khuất sau
quầy bar. “Dưới này chỉ dành cho khách quen thôi”, anh ta nói. Quả
thực, cô chưa thấy ở đâu tầng hầm được tận dụng như ở đây, mà lại
là phòng VIP, ở các nhà hàng khác thường thì người ta đưa lên lầu.
Kiến trúc sư nào đó quả có nghề, tầng hầm vốn tối tăm, đầy chuột bọ
trong hình dung của nhiều người đã được thiết kế lại hết sức sang
trọng. Nơi đây được chia thành nhiều lô như ở Nhà hát lớn với những
bộ salon nệm nhung, lưng ghế cao, rèm nhung phủ bên ngoài, ngồi
trong đó người ta cảm thấy hết sức kín đáo. Chỉ nghe những tiếng
trao đổi nho nhỏ. Không biết họ đang ngồi ở đâu nhỉ, cô băn
khoăn.
Người phục vụ dẫn cô đến cuối gian phòng, mở một cánh cửa bằng gỗ
dày. Phia trong là một hành lang với lối đi trải thảm, tường ốp gỗ,
ánh sáng mờ ảo. Anh ta dừng lại trước một cánh cửa, đưa tay nhấn
chuông. Có tiếng lạch xạch nơi ổ khoá, anh ta đẩy cửa, đưa tay mời
cô vào, còn bản thân vẫn đứng ngoài.
Cô bước vào, cánh cửa đóng lại sau lưng. Có tiếng chào vui
vẻ:
- A, Mai Vy đến rồi, để bọn anh chờ mãi.
Người vừa nói là Trường, vội vã đứng lên ra đón cô. Một người đàn
ông khác vẫn ngồi tại chỗ, chính là ông Sa. Cô rụt rè chào rồi ngồi
xuống ghế, đưa mắt nhìn quanh. Căn phòng này mỗi bề chừng năm
thước, sàn và tường ốp gỗ toàn bộ. Sát tường kê một bộ salon bằng
mây cùng màu với gỗ ốp tường. Đèn trên trần toả ánh sáng dìu dịu.
Một điều nhạc du dương phát ra từ đâu đó. Trên bàn sắp sẵn mấy món
thức ăn, một chai rượu ngoại. Hai chiếc ly pha lê đã rót rượu,
chiếc thứ ba còn trống, chắc là dành cho cô. Trường rót rượu vào
ly, đưa cô:
- Nào, mời em, anh Sa, mời anh.
- Rượu gì đấy anh Trường, em không uống được đâu… - cô bối rối nhìn
ly rượu.
- Cô nhắc Pháp chính hiệu đấy, không phải loại vớ vẩn đâu. Em đừng
ngại, phụ nữ Pháp thích uống loại này lắm đấy…
Họ cụng ly, cô lấy hết can đảm nhấp một ngụm. Hơi rượu nồng khiến
cô suýt sặc, nhưng cô nén được. Rượu xuống đến đâu, cô cảm thấy
nóng rần rật đến đó. Họ vừa ăn vừa nói chuyện, đủ mọi đề tài, chỉ
riêng chuyện công việc của cô là không ai động đến. Cô cũng không
dám giục, mặc dù trong lòng nóng như lửa đốt.
Được chừng nửa tiếng, chợt Trường đưa tay xem đồng hồ rồi quay sang
ông Sa:
- Xin lỗi anh Sa, xin lỗi Vy, tôi có việc phải đi bây giờ, hai anh
em cứ tiếp tục nhé. Vy ơi, ra đây anh nói cái này…
Trường khoác nhẹ eo lưng cô, mở cửa ra hành lang. Hành lang trống
không, yên lặng như tờ. Bàn tay anh ta lướt từ eo xuống mông cô rồi
dừng lại, bóp nhẹ, cảm giác rất rõ làn da thịt rắn chắc của cặp
mông con gái căng mẩy dưới lớp vải mềm. Mai Vy hơi oằn người định
né tránh, nhưng lại thôi. Mình đang cần nhờ anh ta, chịu đựng một
chút vậy. Trường nói:
- Về việc của công ty em ấy mà, khó lắm đấy, nhưng anh đã nói với
ông Sa cố gắng giúp tụi em rồi, bây giờ mọi việc chỉ phụ thuộc vào
em thôi, em hiểu ý anh chứ. Em cố gắng chiều ý ông ấy một chút,
đừng làm ông ấy phật ý, khó cho anh mà cũng khó cho cả bọn em sau
này nữa, em hiểu chứ. Thôi, em vào đi, anh đi đây… - anh ta tranh
thủ bóp mông cô thêm cái nữa trước khi quay đi, trong bụng thèm
thuồng và tiếc đứt ruột.
Nghe Trường nói, tim Mai Vy đập thình thịch, lờ mờ hiểu ý anh ta.
Cô bước vào phòng, quay về chỗ của mình, cố làm bộ vui vẻ
nói:
- Công việc chỗ anh chắc cũng phức tạp lắm phải không anh Sa?
- Cũng phức tạp lắm, vì quy định một đằng mà nhu cầu của các doanh
nghiệp một khác, khó mà dung hoà nhau lắm. Làm chặt chẽ quá thì
doanh nghiệp kêu, còn chiều ý doanh nghiệp thì mất chức, đi tù như
chơi. Như chuyện họp báo của công ty cô ấy, đang dịp lễ lớn, ở trên
họ sợ có chuyện gì xảy ra thì chết cả đám nên hạn chế mọi cuộc họp
báo trong thời gian này. Khó cho tụi tôi lắm…
- Anh cố giúp tụi em với, không thì tụi em chết mất, mọi việc đã
chuẩn bị đâu vào đấy rồi, giấy mời đã gửi đi các nơi, bây giờ mà
hoãn thì chết bọn em…
- Vy năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ, trông còn trẻ quá mà đã là phó
giám đốc rồi?
- Dạ, em năm nay hai sáu, phó giám đốc công ty tư nhân có là cái gì
đâu anh…
- Ông xã Vy làm gì nhỉ?
- Dạ, anh ấy dạy ở trường Bách khoa.
- Vy có cháu nào chưa?
- Dạ, chúng em chưa có, còn sớm quá anh ạ, để một vài năm
nữa…
- Thảo nào Vy có thân hình đẹp thế. Nào, mình uống thêm ly nữa
đi…
- Em chỉ xin chút xíu thôi, em không uống được đâu…
Họ tiếp tục ăn và trò chuyện. Cuối cùng, cô không nhịn được nữa,
rụt rè hỏi:
- Anh Sa này, thế còn vụ họp báo thì sao anh, có giúp được tụi em
không?
Ông Sa trầm ngâm một lát như cân nhắc gì đó ghê gớm lắm, rồi
nói:
- Thế này nhé, chuyện họp báo tối sẽ giúp, nhưng cô phải làm như
tôi dặn mới được. Không cẩn thận, cả công ty cô, cả tôi đều chết,
cô biết rồi đấy.
- Em nghe anh, em cũng biết là phải cẩn thận mà…